Thiết kế cầu thang hợp phong thủy
Trong phong thủy, cầu thang được ví như khúc ruột trong cơ thể người. Do đó, tránh làm cầu thang đứt đoạn. Trật tự bố trí và vị trí cầu thang của mỗi tầng không được thay đổi, phải tuân thủ các quy tắc này từ tầng 1.
Thiết kế cầu thang hợp với diện tích nhà
Với những căn nhà rộng, lầu được thiết kế theo kiểu chia tầng, bạn nên chọn kiểu cầu thang hình chữ Y, đặt tại phòng khách. Kiểu thiết kế như vậy sẽ khiến căn nhà trông rộng hơn và sang trọng hơn. Cùng với đó là cấu tạo của cầu thang như bậc làm bằng đá, tay vịn bằng gỗ, dưới thành làm bằng kính hoặc những con tiện gỗ khắc… cầu thang sẽ lập tức trở thành điểm nhấn đặc biệt cho căn phòng.
Cầu thang hình chữ Y thích hợp với nhà diện tích rộng.
Còn đối với căn nhà diện tích vừa phải, bạn nên chọn thiết kế cầu thang hình chữ L, có chiếu nghỉ giữa các tầng, sẽ tạo cảm giác thoải mái khi bước tiếp lên lầu trên.
Một số căn hộ có kích thước nhỏ, bạn có thể thiết kế cầu thang đơn giản, chỉ có độ thoải lên trên gác để tiết kiệm diện tích. Bạn hãy treo một tấm gương lớn để có tác dụng mở rộng cầu thang về mặt hình ảnh trong phong thủy.
Với nhà hẹp, nên chọn kiểu cầu thang đơn giản.
Dù thiết kế cầu thang theo kiểu dáng nào đều phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất định, vừa tạo sự thoải mái, vừa hợp phong thủy.
Nguyên tắc thiết kế cầu thang
– Đặt đèn chùm phía trên cầu thang.
– Đặt 1 màn che hay chia cầu thang và cửa chính thành những khu vực khác nhau nếu chúng đối diện nhau.
– Cầu thang có thể làm bằng gỗ, kim loại hoặc bê tông, là biểu tượng của 3 yếu tố rắn chắc. Cầu thang gỗ thích hợp đặt hướng Nam, Đông Nam và Đông. Cầu thang kim loại tốt nhất nên đặt hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây và Tây Bắc.
– Bậc cầu thang không nên bị lõm, hay hở bởi nó làm ảnh hưởng đến sự tích lũy của cải.
– Nên có đèn cầu thang để việc đi lại ban đêm được dễ dàng.
– Cầu thang phải vững chắc, tránh kẽo kẹt, lung lay.
– Tránh chọn màu đỏ cho cầu thang vì điều này mang lại những bất hạnh nghiêm trọng.
– Tránh đặt nước (non bộ) dưới chân cầu thang vì sẽ cản trở sự thành công của thế hệ thứ 2 trong gia đình.
– Tránh đặt cầu thang ở chính giữa nhà.
– Tránh đặt cầu thang xoắn ốc, đặc biệt là khi cầu thang đó đặt giữa nhà.
Số bậc cầu thang theo phong thủy
Số bậc của mỗi tầng, cũng như của toàn cầu thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc cuối cùng phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, Bệnh”. “Tử” như các nhà phong thủy vẫn quan tâm.
Thông thường, tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ 21, 19, 17, … Thông thường, chiều rộng của cầu thang từ 70 cm đến 120 cm, độ rộng của bậc thang 25 cm – 27 cm, chiều cao của bâc thang từ 15cm đến 19cm. Được như vậy, sẽ đảm bảo không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình. Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc (chiếu tới, hành lang). Nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính như một bậc thang bình thường.
Nên đặt một chiếc đèn chùm phía trên.
Bậc thang phải hoàn toàn kín, liền nhau, không có lỗ hổng giữa các bậc. Điều này đảm bảo, tài chính gia đình sẽ không bị thất thoát. Vì vậy, nếu cầu thang nhà bạn có lỗ hổng ở giữa bậc, hãy dùng ván gỗ bít kín chúng lại. Ngoài ra, bạn có thể trải thảm cầu thang, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa có lợi trong phong thủy.
Không nên bố trí bậc bước chân đầu tiên hướng ra cửa chính, hay đặt thẳng vào bếp hoặc WC. Vì cầu thang, là nơi khí lực tụ lại và vận động, do vậy khi đặt cầu thang ở những vị trí trên sẽ làm tỏa khí lực, gây nhiều tai ương cho gia chủ, tiền bạc sẽ chảy cả ra ngoài. Không gian của cầu thang cần thoáng, đủ ánh sáng không nên đặt vị trí tối, vì như thế sẽ không hút được nhiều năng lượng để lan tỏa lên các phòng trên, căn phòng sẽ trở nên ám khí.
Trong phong thủy, cầu thang được ví như khúc ruột trong cơ thể người. Do đó, tránh làm cầu thang đứt đoạn. Trật tự bố trí và vị trí cầu thang của mỗi tầng không được thay đổi, phải tuân thủ các quy tắc này từ tầng 1.