Phong thủy và những vị trí trọng yếu của ngôi nhà

Ty Huu Doc Ngoc

và những vị trí trọng yếu của ngôi nhà với mục đích xác định vị trí cửa, lối đi, vị trí các phòng, sao cho thuận tiện trong sinh hoạt hợp lý, đón sinh khí cho căn nhà.

thiet-ke-vi-tri-trong-yeu-cua-ngoi-nha

1. Vị trí cổng chính, cửa chính, cửa phụ của ngôi nhà trong phong thủy

– Cổng nhà là cửa lớn để từ đó đi sâu vào phía trong như là cổng làng cổng đình, chùa, cổng trụ sở cơ quan Nhà nước. Nếu là cổng nhà đẹp thì phải có vườn như là cổng của ngôi biệt thự của thành phố hay nông thôn. Như vậy cổng chính là lối đi lớn mà xung quanh căn nhà được hàng rào bao bọc, nên cổng và hàng rào tạo thành một khối xung quanh căn nhà. Nếu là nhà ở mặt phố có diện tích nhỏ thì cổng với cửa chính đa số ở cùng một hướng và sát gần nhau

– Cửa là lối đi chính từ phía ngoài để vào nhà. Nếu nhà biệt thự thì sau khi vào cổng sẽ có đường dẫn vào cửa của căn nhà, vì thế cổng và cửa phải nối thông nhau qua một lối đi vào nhà. Cửa phụ là cửa mở thêm sau nhà hoặc bên hông nhà.

– Tác dụng của cổng chính, cửa chính, cửa phụ là lối đi ra đi vào căn nhà đối với mọi người. Đối với căn nhà thì đó là chỗ mà thiên khí ở ngoài đi vào để lưu thông trong căn nhà và sau đó thoát ra ngoài, nghĩa là cổng chính, cửa chính, là nơi cung cấp khí cho căn nhà, cửa phụ là nơi thoát khí của ngôi nhà. Thuật phong thủy dùng bát quái để ứng dụng vào việc mở cổng, cửa cho căn nhà, cụ thể là phải tìm được hướng tốt hợp với bát quái bản mệnh của chủ nhà. Sau đó mới xác định hướng và vị trí đặt cổng, cửa cho căn nhà sao cho khí âm dương vận hành vào căn nhà đúng với quy luật vận hành tương sinh của bát quái. Nếu khí âm dương vận hành đúng thì căn nhà có sinh khí, nếu vận hành không đúng thì căn nhà sẽ có bại khí và sát khí.Sinh khí thì nuôi sống người, bại khí và sát khí thì có hại cho con người. Đó là một quy luật tất yếu của tự nhiên.

Vì vậy phải mở cổng và cửa phải đúng để đón nhận sinh khí và loại trừ sát khí. Muốn làm được điều đó thì phải nắm vững các khái niệm tọa sơn, hướng, phương vị, 24 sơn, bát san, cửu tinh,…

2. Vị trí phòng vệ sinh, nhà tắm và vị trí thoát nước:

– Nhà vệ sinh, nhà tắm giặt và nơi thoát nước là những chỗ chứa tạp khí uế khí độc hại, làm tổn hại tới sức khỏe con người, do đó cần phải có phương pháp loại bỏ chúng, không được bố trí chúng ở các vị trí có sinh khí, các phương có sinh khí đi vào, các hướng có long mạch chầu về trước cửa nhà, đó là điều cần thiết nhất trong một căn nhà.

– Nhà vệ sinh, nhà tắm phải bố trí tại các phương hung với bản mệnh để trấn áp uế khí. Ví dụ người có mệnh quái là Đông tứ trạch thì các vị trí phương vị của Tây tứ trạch là các nơi hung của bản mệnh. Người có mệnh quái là Tây tứ trạch thì các vị trí Đông tứ trạch là nơi hung xấu của bản mệnh.

Các vị trí Càn (Tây Bắc) – Tốn (Đông Nam) – Tý (chính Bắc) – Ngọ (chính Nam) – Mão (chính Đông) – Dậu (chính Tây) – Khôn (Tây Nam) – Cấn (Đông Bắc); các vị trí tứ sinh là Dần – Thân – Tỵ – Hợi tại các vị trí trên không được xây nhà vệ sinh, vị trí thoát nước. Chỉ được đào tại các vị trí Thìn – Tuất – Sửu – Mùi – Bính – Đinh – Canh – Tân – Nhâm – Quý; nhưng các vị trí này phải là những phương xung khắc với bản mệnh.

Bất cứ vị trí nào trong nhà cũng không bao giờ được tùy ý thiết kế nhà vệ sinh, vị trí thoát nước, nhà tắm. Nhất là vị trí trước cửa nhà, giữa tim nhà. Tốt nhất là thiết kế về phía sau cùng của nhà.

– Vị trí thoát nước: mục đích của nó là làm thoát nước ra khỏi nhà dù là nước mưa, nước sinh hoạt hằng ngày. Nếu thoát nước không đúng cách thì chẳng những nước không thoát ra được mà đọng lại tạo thành uế khí xông vào trong nhà gây bệnh tật cho người.

– Nguyên tắc của việc thoát nước là dựa vào hướng nhà có sẵn mà phân định. Nếu nhà hướng dương thì phóng thủy( thoát nước) theo dương, nếu nhà hướng âm thì phóng thủy theo âm.

– Nhà có hướng dương là : Càn – KHôn – Khảm – Ly.

– Nhà có hướng âm là : Cấn – Tốn – Đoài – Chấn.

– Địa lý phong thủy viết : “Dương sơn – dương hướng nước chảy về dương. Âm sơn – âm hướng nước chảy về âm”.

– Trong 24 sơn hướng thì có 12 sơn thuộc dương và 12 sơn thuộc âm.

Sơn thuộc dương: Càn – Giáp – Khôn – Ất – Khảm – Quý – Thân – Thìn – Ly – Nhâm – Dần – Tuất.

Sơn thuộc âm: Cấn – BÍnh – Tốn – Tân – Đoài – Đinh – Tỵ – Sửu – Chấn – Canh

– Tóm lại ta có các hướng xuất thủy theo hướng nhà gồm :

Nhà hướng Càn -> thủy xuất hướng Giáp.

Nhà hướng Khôn -> thủy xuất hướng Ất.

Nhà hướng Khảm -> thủy xuất hướng Thìn.

Nhà hướng Ly -> thủy xuất hướng Tuất.

Nhà hướng Cấn -> thủy xuất hướng Bính.

Nhà hướng Tốn -> thủy xuất hướng Tân.

Nhà hướng Đoài -> thủy xuất hướng Sửu.

Nhà hướng Chấn -> thủy xuất hướng Mùi.

– Cần lưu ý vị trí thoát nước từ trong nhà đi ra ngoài tại các vị trí trên phải tuân theo quy luật là, nhà hướng dương thì ống cống từ trong nhà đi ra đến nhà vệ sinh phải theo chiều thuận kim đồng hồ. Nếu là nhà hướng âm thì đi theo chiều nghịch kim đồng hồ

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat