Cách bố trí giếng trời mang lại may mắn cho nhà ở

Ty Huu Doc Ngoc

Nhiều trường hợp mở giếng trời có thể gây chói chang, nắng nóng hắt vào nhà, nhất là với những hướng có ánh sáng mặt trời gay gắt (phong thuỷ gọi hiện tường này là gây mất cân bằng, Dương thịnh Âm suy).

Khoa học cho rằng, vị trí đặt giếng trời trong ngôi nhà bạn rất quan trọng, nó có sự ảnh hưởng đến vấn đề tài lộc, sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Nếu trong ngôi nhà một cách khéo léo theo khoa học phong thủy sẽ tạo được sự hài hòa, cân bằng về trường khí nội thất. Nhưng nếu giếng trời được bố trí tùy tiện thì sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến gia chủ cũng như mọi người trong nhà.

age001-14273689931979274-74eb

Nên bố trí giếng trời ở các góc méo và theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) đối với
những ngôi nhà méo mó để tạo được sự vuông vức cho không gian nội thất.
(Ảnh minh họa, nguồn: internet).

Mục đích của việc mở giếng trời là giúp không gian trong nhà nhận được nhiều ánh sáng, khí lưu thông tốt (phong thủy gọi việc làm đó là tạo cân bằng âm dương, giếng trời được mở tại khoảng giữa của ngôi nhà sẽ giúp luồng khí được kích hoạt, tính hoạt động của Trung Cung Dương Cơ cũng tăng lên). Song, đối với những căn nhà mà không quá dài, diện tích nhỏ, không bị tối, không có phòng bị kẹp giữa thì không nhất thiết phải tạo giếng trời ở giữa mà chỉ cần tạo thông gió cho nóc buồng thang và thông thiên ở phía sau, tại vị trí này có thể kết hợp cùng với sàn nước và sân phơi.

Nhiều trường hợp mở giếng trời có thể gây chói chang, nắng nóng hắt vào nhà, nhất là với những hướng có ánh sáng mặt trời gay gắt (phong thuỷ gọi hiện tường này là gây mất cân bằng, Dương thịnh Âm suy).

Bạn cũng nên bố trí không gian sinh hoạt nơi giếng trời, không nên biến nơi đây thành cái giếng hút khí đơn thuần. Kết hợp giếng trời với hành lang làm nơi nghỉ ngơi thư giãn hoặc đặt cây xanh là cách tốt nhất.

Với những mặt bằng méo mó thì nên đặt giếng trời tại các góc méo và theo dạng hành Hỏa (góc nhọn) để tạo được hình vuông vức cho nội thất (Hỏa sinh Thổ). Nếu muốn tiết kiệm diện tích, bạn có thể kết hợp giếng trời với ô trống giữa hay bên cạnh cầu thang.

Các làm này tuy không thông thoáng trực tiếp bằng giếng trời độc lập nhưng khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo (Hỏa sinh Thổ) thì sẽ tốt cho khả năng luân chuyển nội khí và vách cầu thang có thể được trang trí để trở thành một trục nhấn toàn nhà.

Ngoài ra, khi cần phải dựa trên thực tế về phương hướng của ngôi nhà, về nắng gió để bố trí thêm mái che cho phù hợp giúp ánh sáng được điều tiết, tránh để mưa tạt hay nắng gắt vào nhà. Đối với trường hợp giếng trời để trống hoàn toàn như một sân trời thì cần phải làm kỹ các công đoạn trong việc thu nước mưa và tạo sân vườn, non bộ, xử lý tường bên hông, nền nhà… để tránh sự thấm dột và đạt được hiệu quả sử dụng cao.
(Theo CafeLand)

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat