Bí quyết phong thủy giúp giữ vượng khí cho nhà ở
Theo nguyên lý đó, để giữ gìn vượng khí, mỗi năm phải “tổng vệ sinh toàn diện” nhà cửa hai lần, vào khoảng trung tuần tháng 3 và trung tuần tháng 7 âm lịch. Chọn những ngày thời tiết tốt, hong phơi – lau chùi mọi đồ đạc trong nhà; quét dọn sạch sẽ mọi ngóc ngách, phòng ốc.
Trong thuật phong thủy, khí là khởi nguồn của vạn vật, khí biến hoá vô lường, khí quyết định hoạ – phúc của con người. Tuy nhiên, cùng với thời gian, vượng khí sẽ dần dần suy giảm. Vì vậy, cần nắm vững và tuân thủ các nguyên tắc phong thủy có thể giúp chúng ta giữ gìn, thay đổi vận khí gia trạch, từ đó mới có thể đạt được “sinh khí”, có “sinh khí” rồi mới có thể có được phú quý.
Để giữ gìn vượng khí, mỗi năm phải “tổng vệ sinh toàn diện” nhà cửa hai lần, vào khoảng trung tuần tháng 3 và trung tuần tháng 7 âm lịch – Ảnh minh họa.
Điều đầu tiên cần tìm hiểu thế nào là một căn nhà có thiếu dương khí hay có âm khí nặng. Những căn nhà phòng khách không có ánh sáng mặt trời, hoặc phòng khách và phòng ngủ chính nằm ở phía Bắc sẽ dẫn đến ngôi nhà này không đủ ánh sáng tự nhiên, dương khí yếu trong khi âm khí quá nặng.
Dịch nói “thái cực sinh lưỡng nghi”, vũ trụ nhờ phân chia âm – dương mà sinh ra trời – đất, vạn vật.
Đó là quy luật căn bản, khách quan của vũ trụ, cũng là nguyên lý căn bản của phong thủy. Phong thuộc về dương – là hỏa, thủy thuộc về âm – là nước. Thủy – hỏa quân bình thì sinh vượng khí .
Đối với các “tiểu vũ trụ”, con người khí huyết quân bình, nghĩa là thủy hỏa quân bình thì mạnh khỏe mà không bệnh tật; nhà cửa âm dương quân bình thì tú khí hưng vượng.
Theo nguyên lý đó, để giữ gìn vượng khí, mỗi năm phải “tổng vệ sinh toàn diện” nhà cửa hai lần, vào khoảng trung tuần tháng 3 và trung tuần tháng 7 âm lịch. Chọn những ngày thời tiết tốt, hong phơi – lau chùi mọi đồ đạc trong nhà; quét dọn sạch sẽ mọi ngóc ngách, phòng ốc.
Đặc biệt, trong phạm vi một gia đình, không được để “phòng hoang” không có người ở. Nếu nhà ít người hoặc chủ nhà đi vắng lâu ngày thì phải thường xuyên quét dọn sạch sẽ, thỉnh thoảng phải nghỉ ngơi, sinh hoạt ở phòng trống để phòng được “ấm hơi người”, tránh “trạch áp chủ” sinh hoang tà.
Trong phạm vi khu dân cư, không được để các góc khuất, sân vườn, ngõ ngách rêu phong. Trong phạm vi làng mạc không được để nhà hoang, không được để cây lớn chết khô hoặc đền chùa, miếu mạo thành phế tích.
Khuôn viên các khu dân cư, làng mạc, phải được làm vệ sinh tổng thể, đồng thời chỉnh trang lại môi trường của toàn khu vực, không được phép để ao tù nước đọng hay những góc khuất trầm tích đồ phế thải.
Quá trình tổng vệ sinh “làm cho (khí tù đọng) tán ra mà không tụ lại” tuyệt đối không được “động thổ”. Khu trừ tà khí tích tụ nhưng không được “kinh động long thần, thổ địa”. Phong thủy đại kỵ núi sông, hồ đập quanh các khu dân cư, làng mạc liên tục bị “động”, vì “động” tất sinh sát khí, không thể “làm cho tụ lại mà không tán ra” nên không giữ được vượng khí.
Cá sống dưới nước, ao đầm rậm rạp, nước đọng thì cá chết; liên tục đánh bắt thì nước động và đục, cá không lớn được. Con người sống trên đất, đất đai luôn bị đào xới, nguồn nước ô nhiễm thì hoành phát bệnh tật. Thực tế trên toàn thế giới cho thấy, vận khí của mọi gia đình, cơ quan đơn vị, các khu dân cư… gần công trường liên tục đào bới, động thổ cũng không bao giờ ổn định…
Phong thủy căn cứ quy luật của vũ trụ, đòi hỏi con người muốn giữ gìn sự hưng vượng thì phải định kỳ trừ tà khí trong gia trạch, đồng thời giữ ổn định, cân bằng môi trường xung quanh để tránh phát sinh sát khí.
Tuy nhiên, giống như con người không tránh khỏi tuổi già, công trình kiến trúc cũng không tránh khỏi lão hóa theo thời gian. Do đó, nhà ở phải tùy theo niên đại sử dụng để đổi vận, tăng cường sinh khí.
Phong thủy cho rằng, vận khí của vũ trụ thay đổi theo quy luật của “cửu tinh” (9 ngôi sao), gọi là “cửu vận”, mỗi vận 20 năm do một sao chủ quản, tuần hoàn từ vận 1 đến vận 9 (sau 180 năm lại bắt đầu từ vận 1).
Vận 1 gần đây nhất bắt đầu từ năm 1864, đến nay đang là những năm cuối của vận 8 (từ 2004 – 2023). Trong mỗi vận, vượng khí hưng thịnh đến năm thứ 10 thì bắt đầu giảm dần, đến năm thứ 20 sẽ chuyển sang vận mới.
Công trình kiến trúc được xây dựng trong vận nào thì chịu ảnh hưởng của vận đó, từ khi khánh thành đến năm thứ 10 cũng thuộc về vượng vận. Để giữ vượng khí trong 10 năm tiếp theo phải tiến hành “đổi vận”.
Căn cứ chất lượng xây dựng nhà ở hiện nay, quy mô “đổi vận” sau 10 năm sử dụng chủ yếu là sơn sửa tường vách, vệ sinh, chỉnh trang hệ thống ngầm, bể phốt, hệ thống cấp – thoát nước…
Đối với các “công trình thế kỷ”, sau 5 lần đổi vận với quy mô “chỉnh trang” (khoảng 50 năm), đến năm thứ 60 phải tiến hành đổi vận với quy mô lớn hơn, thậm chí đến mức phải “cải tạo toàn diện” để trừ triệt sát khí, tránh suy bại về mọi phương diện, bệnh tật hoành phát.
Quá trình đổi vận cho các công trình đã sử dụng từ 60 năm trở lên phải được tiến hành như xây mới, tuân thủ các bước chọn tuổi chủ công trình, định sơn lập hướng, chọn ngày giờ động thổ, khánh thành…
Đối với những công trình có thể giữ nguyên nền móng và phần thô, ngoài việc gia cố kết cấu nhằm đảm bảo an toàn sử dụng, phải xem xét bố trí lại nội thất, định vị cửa, cổng, các phòng chức năng… theo tuổi chủ công trình và đặc điểm của sao chủ vận mới đạt được hiệu quả đổi vận dương trạch.
Tuy nhiên, ở thôn quê không khí thông thoáng phép lập trạch phải thu cả sơn lẫn thủy thì mới được tốt. Nơi thành thị khí tụ, tuy không có nước để thu mà có nhà lân cận lồi lõm thấp cao, đường xá quanh co rộng hẹp, thấp lõm uốn khúc rộng là thủy, lồi cao thẳng hẹp là sơn.
Đoan Trang (Xây dựng)
Leave a Reply