Cấu trúc ” cửa đối cửa” , đại kỵ phong thủy
Hiện nay, có không ít gia đình vì lý do diện tích, sự thuận tiện hay thẩm mỹ mà chọn thiết kế kiểu “cửa đối cửa” mà không hề để ý rằng đây chính là một trong những điều đại kỵ của phong thủy nhà ở.
Cấu trúc “cửa đối cửa”, dù cửa nào đi chăng nữa, cũng là một trong những điều đại kỵ của phong thủy nhà ở.
Hiện nay, có không ít gia đình vì lý do diện tích, sự thuận tiện hay thẩm mỹ mà chọn thiết kế kiểu “cửa đối cửa” mà không hề để ý rằng đây chính là một trong những điều đại kỵ của phong thủy nhà ở.
“Cửa đối cửa” gây ra tác hại gì?
Trong phong thủy, cửa là lối nạp khí, các cửa trong nhà phải được thiết kế đan xen, so le nhau mà không được đối diện để tránh hình thành thế đối xung, dù là bất cứ kiểu cửa nào: cửa phòng ngủ, cửa bếp, cửa chính, cửa nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ, cửa nhà kho…
Dân gian xưa đã quan niệm: “Trong một ngôi nhà, cửa sổ đại diện cho con mắt còn cửa chính đại diện cho miệng của con người”. Bởi vậy, nếu nhà có thiết kế “cửa đối cửa” thì trong nhà dễ xuất hiện loại khí trường xấu (sát khí) gây ra “đấu khẩu sát”, tức là bất hòa, tranh chấp, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.
Nhà mà có cửa đối cửa: Xấu đủ đường. (Ảnh minh họa)
Một số cặp cửa khi đối diện nhau còn khiến vận may và tiền tài tiêu biến, chẳng hạn như cửa chính và cửa sau. Năng lượng tốt và tài lộc đi vào cửa chính sẽ dễ dàng ra thẳng cửa sau mà không đọng lại được gì trong nhà, “tiền vào cửa trước, ra luôn cửa sau”.
Không những vậy, xét từ góc độ khoa học hiện đại, cửa đối cửa sẽ hình thành sự đối lưu rất mạnh, mà không khí lưu động mạnh tất nhiên sẽ không có lợi cho sức khoẻ.
Những cặp cửa tối kị đối diện nhau nhất bao gồm:
– Cửa trước và cửa hậu
– Cửa nhà vệ sinh và cửa chính
– Cửa phòng bếp và cửa phòng ngủ
– Cửa phòng bếp và cửa nhà vệ sinh
– Cửa phòng ngủ và cửa chính
– Cửa phòng bếp và cửa chính
Hóa giải như thế nào?
Biện pháp hóa giải cơ bản và chắc chắn, hiệu quả nhất chính là chỉnh sửa lại vị trí của những cặp cửa đối diện nhau. Một trong hai cửa nên được mở ở vị trí mới sao cho hợp lý nhất để chuyển hướng và thay đổi, làm chậm dòng chảy của nguồn năng lượng khắc nghiệt sinh ra từ hai cửa đối nhau trực tiếp.
Nhà ở tụ khí thì lối đi đều uốn lượn vòng vèo. Khí tích tụ trong nhà là khí vượng nhất. Nếu nhà ở có cửa sau thì phải mở lệch với cửa chính phía trước để khí lưu động theo hình chữ S, như vậy khí mới có thể ngưng tụ trong nhà.
Ngoài ra, nếu bất đắc dĩ không thể làm lại cửa, gia chủ có thể dùng biện pháp hóa giải tạm thời bằng cách treo ở hai cánh cửa đối diện nhau ấy những bức rèm vải hoặc những bức mành sáo bằng các vật liệu nhẹ, trang nhã và không gây tiếng động ồn ào.
Cũng có thể cân nhắc đặt một chậu cây xanh trên đường đi của năng lượng để giúp hóa giải, chuyển hướng dòng chảy nếu có không gian, diện tích.
Leave a Reply