Hướng đặt bàn thờ ông Táo trong bếp

Ty Huu Doc Ngoc

Tôi xin hỏi quý báo về phương hướng đặt trong . Có người nói nên đặt ngay bên trên , có người lại bảo đặt bên cạnh để cho khỏi bị hun nóng, tôi phân vân không biết thế nào. (Hoàng Ngọc Mai, khu dân cư Tân Quy Đông, quận 7, TP.HCM).
Xét theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp (bên cạnh hoặc bên trên) là thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình, với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, nhà cửa êm đẹp, gia đạo thuận hòa, sung túc.

Thuở trước, về mặt kết cấu và vật liệu, bếp không được hiện đại như bây giờ, nhiều gia đình chỉ đặt ngay bên cạnh bếp một lư hương nhỏ thắp nhang mỗi ngày là đủ (tức là hướng bàn thờ ông Táo song song với hướng bếp). Hiện nay, với nhiều đa dạng, phong phú về vật liệu lẫn thiết bị, nên việc bạn muốn đặt bếp cũng như bàn thờ tại đâu, có thể chủ động tính toán ngay từ đầu.

bep1

Nếu đặt ngay tại vị trí bếp lưu ý phần bên trên của máy hút khử mùi có thể tạo hộc trống, đặt bàn thờ Táo quân (hình 1).

Nếu ngại việc thắp nhang phía trên cao khó với tới bạn đặt bàn thờ ông Táo bằng cách làm một bệ cao hơn so với mặt bếp, tại góc ít sử dụng để tránh va chạm, đơn giản và tiện dụng. Nếu cẩn thận hơn thì có thể gắn phía dưới đáy tủ treo một tấm kính để ngăn khói nhang không làm ố vàng, khi cần tháo ra lau chùi dễ dàng. Dù làm ở đâu hướng của bàn thờ ông táo cũng nên trùng với hướng của bếp (hoặc song song) và không quá xa bếp nấu, không nằm trên bồn rửa (Thủy khắc Hỏa).

** Ai cũng biết là bếp thuộc Hỏa, tuy nhiên khi bàn về màu sắc dùng cho bếp tôi lại nghe nhiều ý kiến khác nhau. Có sách nói là dùng màu thuộc Hỏa (đỏ, cam) và màu thuộc Mộc (xanh lá, vân gỗ) là tương sinh. Có nơi lại nói là dùng màu Thủy (đen, xanh biển) để giảm bớt Hỏa, dùng màu trắng (Kim)  để trông sạch sẽ  và hiện đại. Xin hỏi quý báo cách hiểu sao cho đúng về vấn đề này. (Nguyễn Trần Vũ, đường Nguyễn Văn Luông, quận 6, TP.HCM).

Đặc trưng của quá trình nấu nướng chế biến thức ăn vốn mang tính tổng hợp các thành phần vật chất (nước, lửa, thực phẩm, dụng cụ nấu nướng…) nên vừa cần tương sinh (như Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa) lại cần cả tương khắc (như Kim khắc Mộc, Hỏa khắc Kim) để biến đổi, khắc chế, tạo nên các vật chất mới. Vấn đề là vừa giữ gìn Hỏa tại vị trí cần Hỏa (bếp lửa, nồi nấu) và vừa hạn chế, giảm bớt tính Hỏa lan truyền ra các không gian lân cận.

Về cơ bản nên tạo nên mối quan hệ tương tác, vận động (hành) chứ không phải là các vật chất cố định, vì thế hiện đại xác định màu sắc trong bếp cần đảm bảo độ sạch sẽ, độ bền do quá trình sử dụng nhiều nhiệt và sự thư giãn cho người sử dụng bếp. Các vùng văn hóa, khí hậu, xã hội khác nhau sẽ có cách dùng màu khác nhau. Do đó cả 2 luồng ý kiến nêu trên đều có cơ sở, vấn đề là gia chủ thấy hợp với gam màu nào, còn bếp ưu tiên hàng đầu là vị trí đặt bếp, hướng bếp, quan hệ giữa bếp với bồn rửa, tủ lạnh… rồi sau đó mới đến màu sắc.

bep2
bep3

Các chuyên gia vẫn khuyên dùng trong bếp những màu dịu, đem lại cảm giác thư giãn, như tông màu trắng, xám và xanh lá cây thuộc các hành Kim (bị Hỏa khắc) và Mộc (tương sinh với Hỏa). Những màu đậm và ấm cũng có thể sử dụng cho phần nền và tường bếp để mang tính bình ổn, vững chãi (hình 2 & 3)  Nhưng cần tránh dùng màu chói lọi hoặc quá tương phản trong khu bếp diện tích nhỏ vì dễ gây… nóng hơn với không gian bếp vốn sẵn nóng nực rồi.

Bài: KTS Hà Anh Tuấn
Ảnh: Nguyễn Hưng
Theo Thanh Niên tuần san

Cùng Danh Mục:

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat