Sinh khí cho ngôi nhà

Ty Huu Doc Ngoc

Trong thiết kế nhà ở từ xa xưa tới nay các nhà luôn hướng tới các giá trị về địa lí tìm kiếm và xác định các thế đất tạo sinh khí như có mạch nước ngầm (long mạch), có tầm nhìn thoáng (thế đất lưng dựa núi mặt hướng thủy). Khi đó trên đất mới có sự sống, cây xanh, mặt nước, không khí thoáng đãng, cảnh quan tươi vui ( là bộ môn nghiên cứu về sinh khí).

 

nha-dep_12
Ngôi nhà được tính toán về ánh sáng và gió, tạo các tầm view lớn ra thiên nhiên nhưng vẫn tránh được ánh nắng xuyên vào phòng và chống nóng rất tốt cho ngôi nhà. Ngôi nhà với nhiều cửa tạo lên sự thông thoáng tự nhiên.

Còn về tự thân một ngôi nhà được coi là có sinh khí phải hội tụ được các yếu tố như ánh sáng chan hòa, vừa đủ cho các không gian. Các phòng phải tuân thủ nguyên tắc đón gió tươi để đẩy các luồn khí độc tự phát trong ngôi nhà (khí bếp, khí vệ sinh, ẩm mốc ….). Ngoài ra với mỗi gia chủ mang chân mệnh khác nhau lại có một cách riêng tạo sinh khí (phương hướng, mầu sắc, , âm thanh) cho từng đối tượng nhằm tạo lên không gian sống trong lành, vui tươi đầy sức sống.

 

nha-dep-1_14
Không gian phòng khách được tạo một giếng trời nhỏ phia sau kệ ti vi nhằm tạo sự đa dạng không gian và đưa thiên nhiên vào nhà. Mầu sắc phù hợp với chủ nhà mệnh mộc. Toàn bộ tầng 1 thông nhau, thông ra sân sau nhà tạo lên dòng dịch chuyển không khí, tốt cho sinh khí trong nhà.

Nhìn chung ta có thể hiểu sinh khí là địa khí có sức sống (vị trí đất ở có sức sống), có thiên khí thông thoáng. Đón sinh khí là tìm kiếm hoặc lợi dụng địa khí có sinh cư để tạo lên luồng không khí tốt cho ngôi nhà .

Những không gian được cho là “ bí “ sinh khí là những không gian bị đóng kín, lưu cữu khí độc trong phòng không thoát được và thiếu ánh sáng tự nhiên đồng thời những không gian đó nằm trên một tổng thể, địa thế đất không tốt ví dụ như nhiều tiếng ồn, không khí ô nhiễm, thế đất trũng, thiếu cảnh quan xung quanh… Các không gian bí sinh khí thường tạo lên những không gian bí bách, tù túng, gây cảm giác mất cân bằng và căng thẳng cho người sống trong đó.

Ngôi nhà bí sinh khí có thể hiểu là nhà nhiều . Thực tế chia làm 3 loại :

1. Sát khí hữu hình: Loại sát khí có thể nhìn thấy bằng mắt, thậm chí có thể sờ thấy như đầu hồi nhà người khác, phá sơn (núi đổ nát), lộ xung (đường chọc vào nhà), tháp sắt, cột điện…

2. Sát khí vô hình: Sát khí của các sao theo quan niệm của phong thủy Phi Tinh, bao gồm:

: Là sao bệnh phù, ngũ hành thuộc Thổ, gia chủ bệnh tật, ốm đau.

: Ngũ hành thuộc Mộc, gia chủ cãi cọ, phân tranh.

: Ngũ hành thuộc Thổ, gia chủ hung, tai họa hoạn

: Ngũ hành thuộc Kim, gia chủ tai họa hình thương, đạo tặc (trộm cướp), kiện cáo, phẫu thuật.

Bốn loại sát khí trên có thể bị hạn chế hoặc tăng cường khi kết hợp với các phi tinh khác

 

nha-dep-3_13
Các không gian thông tầng đóng vai trò như một thiên nhiên thu nhỏ đồng thời giúp luân chuyển không khí trong nhà, tạo sinh khí cho ngôi nhà.

3. Hung sát cổng và cửa sổ: Cổng và cửa sổ gia chủ bị góc nhọn của kiến trúc trước nhà (đình, chùa) hoặc bị đường xiên thẳng vào, hoặc đúng hướng của 1 trong 4 loại phi tinh chiếu. Loại hung sát này nguy hiểm, cần phải được hóa giải.

Từ những điều trên chúng ta có thể hiểu rằng sinh khí ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người . Nhà có sinh khí tốt thì người sống trong đó cảm thấy bình an, ấm cúng và gắn bó còn nhà thiếu sinh khí (nhà nhiều sát khí) sẽ gây cảm giác bất an, căng thẳng, đau yếu do dễ gặp xui xẻo trong đời sống hàng ngày.

Với những ngôi nhà thiếu sinh khí, để khắc phục bạn lên tìm cách thay đổi không gian cho ngôi nhà bằng cách dọn dẹp lại nhà cửa, thay đổi công năng sử dụng, vứt bỏ đồ cũ ít sử dụng tạo thêm các khe thoáng lấy gió và lấy sáng tạo luồng khí đối lưu luân chuyển các luồng khí độc ra khỏi ngôi nhà (dịch chuyển năng lượng), sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường như cây xanh, bể cảnh, ánh sáng trang trí, mầu sắc, âm thanh và có thể là vật nuôi nhằm tạo một môi trường đa dạng gần gũi với thiên nhiên. Sau khi thực hiện công đoạn này, gia chủ sẽ cảm nhận rất rõ về một ngôi nhà được tiếp thêm năng lượng hay “đảo khí”.

Điều đó có nghĩa là gia chủ đã loại bỏ được những năng lượng cũ mốc, trì trệ và cung cấp nguồn năng lượng mới cho toàn bộ không gian sống.

Thêm vào đó, tất cả các đường ống nước dẫn nước và dây điện hư hỏng hay những chỗ tắc nghẽn, rò rỉ cần được sửa chữa ngay lập tức để tránh âm khí tích tụ, gây khó chịu trong gia đình.

Nếu ngôi nhà mắc vào một số điều gây sát khí như đã nêu trên thì bạn lên nhờ các chuyên gia xử lý cho từng trường hợp cụ thể. Bạn có thể sử dụng vật liệu theo ngũ hành sát khí như sau:

Theo ngũ hành, mỗi hướng đều tương ứng với một hành xác định. Vì thế để tìm cách hóa giải sát khí bạn cần biết hướng mà chúng đang nhắm vào nhà bạn, đặc biệt là vào cửa trước.

Trước hết, cần nắm được tương khắc: Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ; Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim.

Dùng la bàn để xác định hướng của nguồn sát khí đó. Khi đã xác định được hành của sát khí, bạn sẽ xác định được hành có thể làm lệch ảnh hưởng có hại của sát khí.

Bảng ngũ hành và hướng tương ứng:

 Hướng Hành  Giải pháp 
 Nam  Hỏa  Thủy
 Bắc  Thủy  Thổ
 Đông và Đông Nam  Mộc  Kim
Tây và Tây Bắc  Kim  Hỏa
 Tây Nam và Đông Bắc  Thổ  Mộc

 

Dựa vào bảng trên bạn có thể xác định được hành của sát khí và giải pháp tương ứng. Ví dụ:

– Khi sát khí ở hướng Nam, dùng đài phun nước để làm lệch hướng của năng lượng Hỏa.

– Khi sát khí ở hướng Bắc, dùng 1 bức tường bê tông tượng trưng cho Thổ hút hết Thủy.

– Khi sát khí ở hướng Đông hoặc Đông Nam, dùng hàng rào kim loại để làm lệch hướng năng lượng Mộc.

– Khi sát khí ở hướng Tây hoặc Tây Bắc, dùng để làm tan chảy năng lượng Kim.

– Khi sát khí ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc, dùng hàng rào cây hoặc bờ dậu tượng trưng cho năng lượng Mộc bao phủ Thổ.

 

nha-dep-2_10
Thiên nhiên quanh nhà đóng vai trò rất quan trọng đến vi khí hậuvà cảnh quan, tạo sinh khi cho ngôi nhà.

Tại Việt Nam chúng ta, phổ biến là nhà lô phố xây sát nhau tạo thành những chiếc hộp kín rất thiếu về thông gió và ánh sáng, cảnh quan. Để khắc phục những nhược điểm đó cách tốt nhất bạn nên tạo một giếng trời có thể ở giữa nhà hoặc sau nhà nhằm tạo một luồng đối lưu đẩy các luồng khí độc luẩn quẩn tại các khu vực thiếu ánh sáng và sinh khí độc trong ngôi nhà bạn thoát ra. Thông thường khi đi vắng chủ nhà đóng kín các cửa nhưng khi về nhà các cánh cửa được mở ra tạo điều kiện cho các luồng khí thiên nhiên vào nhà (khí tươi) đẩy các luồng khí độc quẩn trong nhà thoát lên theo giếng trời. Ngoài ra bạn có thể cải thiện vi khí hậu trong nhà bằng cách đưa cây xanh, bể cảnh hoặc thác nước nhỏ đồng thời bạn nên tạo ra các luồng ánh sáng và mầu sơn trang trí trong nhà phù hợp với mệnh của gia chủ nhằm tạo cho người sống trong đó sự thoải mái và yên bình. Ngoài ra một số vật dung phong thủy phù hợp cũng là một giải pháp hữu hiệu để tạo các trường sinh khí tốt cho ngôi nhà .

KTS. Quốc Tuấn
Văn phòng kiến trúc nội thất Đô Thị Xanh

Cùng Danh Mục:

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat