Tìm hiểu về cách treo chuông gió
Chuông gió không chỉ là vật trang trí, tạo ra những âm thanh vui tai mà nếu biết treo đúng cách thì theo Phong thủy chúng sẽ mang lại sức khỏe, may mắn cho mọi người. Dưới đây là một số tổng hợp về cách treo chuông gió đúng theo phong thủy để các bạn tham khảo.
1. Ý nghĩa của chuông gió:
– Chuông gió là một trong những phương pháp phổ biến nhưng cũng khó vận dụng nhất trong phong thủy. Vai trò của chúng mang tới sự hỗ trợ dưới nhiều hình thức: nâng chi của một khu vực xấu, đàn áp năng lượng ở các góc bị phi tinh xấu chiếu xuống, mang đến cho bạn những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
– Với tất cả những điều này, chuông gió là một nguồn giá trị và công cụ quan trọng trong “kho vũ khí” phong thủy của bạn. Về ngắn hạn, chuông gió có 2 vai trò chính là chữa bệnh và tăng nguồn năng lượng.
– Chuông gió được sử dụng để chữa trị những năng lượng tiêu cực, đó có thể là nguồn năng lượng xấu đã tích lũy nhiều năm hoặc đồ đạc lâu ngày trong nhà.
2. Cách treo:
– Chuông gió thuộc về không gian bên ngoài của ngôi nhà, ví dụ như ban-con, hiên nhà, sân hoặc vườn. Đó chính là lý do vì sao chúng được gọi với cái tên chuông gió! Điều này không có nghĩa tôi sẽ không treo một chiếc chuông gió ở trong nhà, đặc biệt nếu chiếc chuông có những hạt pha lê nhỏ ở giữa là một ví dụ.
– Nếu bạn cần một yếu tố phong thủy bằng kim loại mạnh mẽ trong một khu vực cụ thể của hình bát quái, ví dụ như hướng Tây Bắc, người tư vấn phong thủy có thể sẽ gợi ý bạn treo một chiếc chuông gió 6 thanh. Số 6 là con số phong thủy của hướng Tây Bắc.
Có 3 nguyên tắc chính chọn vị trí treo chuông gió hợp phong thủy nhất đó là: chất liệu, số thanh và biểu tượng mà nó tượng trưng.
– Chất liệu:
+ Luôn luôn ghi nhớ kết hợp yếu tố chất liệu phong thủy của chuông gió với khu vực ở bát quát – nơi mà bạn muốn treo nó. Một chiếc chuông gió làm bằng kim loại có thể treo ở hướng Tây, Tây Bắc và Bắc.
+Trong khi đó, chuông gió làm bằng gỗ hoặc tre có thể treo được ở hướng Đông, Đông Nam và Nam khu vực bát quát. Đôi khi, bạn bắt gặp những chiếc chuông gió làm bằng sứ hoặc đất nung, hãy treo chúng vào khu vực phong thủy dành cho gỗ và đất như trung tâm ngôi nhà, hướng Tây Nam, Đông Bắc, Đông và Đông Nam.
+ Giống như bất kỳ phương pháp phong thủy trị bệnh nào, cần lưu ý không làm suy yếu hoặc làm hỏng các yếu tố chính của một khu vực bát quái. Ví dụ, không treo chiếc chuông gió làm bằng kim loại ở hướng Đông – hướng tượng trưng cho gỗ.
+ Cả hai loại thanh rỗng và thanh đặc đều có những tác dụng phong thủy tốt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tăng cường năng lượng của một khu vực, ví dụ như lĩnh vực nghề nghiệp ở hướng Bắc thì nên dùng thanh rỗng. Đó là vì thanh rỗng nâng chi. Thanh đặc nên sử dụng khi bạn cố ấn chi xuống.
– Biểu tượng:
+ Rất nhiều chuông gió phong thủy đi kèm với biểu tượng truyền thống, chẳng hạn một chiếc chuông gió có gắn con Kỳ lân có ý nghĩa bảo vệ hoặc chuông gió có thêm chữ Chiện giúp năng lượng dồi dào.
+ Một chiếc chuông gió bằng đất sét (đất nung) với hai trái tim là lựa chọn tốt nhất cho khu vực tình yêu và hôn nhân trong nhà hoặc ngoài vườn ở hướng Tây Nam. Trong khi đó, chiếc chuông gió có hỉnh ảnh đức phật sẽ hợp với hướng Đông Bắc, làm tăng cường nguồn năng lượng tâm linh con người.
Khi sử dụng một chiếc chuông với tác dụng chữa bệnh, cũng phải chú ý đến số lượng các thanh của chiếc chuông. Con số 6 và 8 là những con số phổ biến nhất với chiếc chuông gió tạo năng lượng có lợi. Còn số 5 được coi là con số đẹp nhất khi bạn muốn ngăn chặn năng lượng xấu do ngôi sao chiếu mệnh hàng năm.