Vì sao không nên cất nóc nhà vào tháng 7 âm lịch ?
Giống như ngày động thổ, ngày cất nóc tầng trên cùng thường coi là quan trọng. Không nên cất nóc trong tháng 7 bởi các rất nhiều nguyên nhân.
Ảnh minh họa. |
Chị Nguyễn Thị Phương (Gia Lâm, Hà Nội) hỏi: Tôi chọn được một ngày tốt vào cuối tháng 6 Âm lịch để cất nóc tầng 3. Tuy nhiên, trong ngày đó trời đổ mưa nên chưa làm được. Tháng 7 là tháng cô hồn nên tôi cũng không muốn tiến hành. Vì vậy, chỉ có thể cất nóc vào tháng 8. Trong thời gian chờ cất nóc, tôi định cho thợ hoàn thiện phần bên trong ngôi nhà. Nhưng có người khuyên tôi không nên hoàn thiện nhà khi chưa cất nóc. Tôi đang rất băn khoăn. Xin chuyên gia cho lời khuyên?
Chuyên gia phong thủy Phạm Cương tư vấn, trong việc xây dựng nhà cửa, đôi khi gia chủ lựa chọn được ngày lành tháng tốt để cất nóc nhưng do nhiều điều kiện bất khả kháng không thực hiện được. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta dừng công trình ảnh hưởng đến tiến độ và phát sinh thêm chi phí nhân công.
Giống như ngày động thổ, ngày cất nóc tầng trên cùng thường coi là quan trọng. Không nên cất nóc trong tháng 7 bởi các nguyên nhân sau.
Dưới góc nhìn tâm linh, tháng 7 âm lịch được coi là tháng “cô hồn”, “xá tội vong nhân”. Theo dân gian, đây là thời gian Diêm Vương mở cửa ngục để các vong hồn thoát ra bên ngoài. Các vong hồn sẽ đi quấy phá các công việc lớn của con người. Ngoài ra, đối với vùng có khí hậu nhiệt đới như nước ta, tháng 7 âm lịch tương ứng với mùa mưa. Đây là thời gian mưa nhiều nhất trong năm nên tháng 7 cũng được gọi là tháng ngâu. Vì vậy, những việc như động thổ đào móng hay đổ mái khi gặp mưa xuống sẽ rất vất vả. Mưa nhiều cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xây dựng
Như vậy, trong trường hợp nhà chị Phương, việc dời ngày cất nóc từ tháng 6 sang tháng 8 là hợp lý. Trong thời gian chờ đợi khoảng hơn một tháng, chị hoàn toàn có thể cho thợ hoàn thiện những phần nội thất các tầng dưới như trát vữa, lát nền, đi hệ thống điện nước. Riêng tầng 3 để lại đến khi nào cất nóc sẽ hoàn thiện nốt.
(Theo Kienthuc)