Cách dẫn khí tốt vào tâm nhà
Tâm nhà là nơi tốt nhất để đặt phòng khách, phòng sinh hoạt chung, để đón nhận khí tốt của cửa nhà vào.
Tâm nhà của một ngôi nhà được ví như trái tim của con người; con người muốn khỏe mạnh, sống, tồn tại thì phải có một trái tim khỏe mạnh ( tất nhiên là các bộ phận khác cũng quan trọng không kém, nhưng tim được coi là quan trọng nhất). Ngôi nhà cũng vật, tâm nhà được coi là quan trọng nhất ( các bộ phận khác như cửa, phòng thờ, bếp cũng rất quan trọng). Nhưng khí trường mà không vào được tâm nhà thì chẳng khác nào khí huyết bị phong tỏa không lưu thông được đến tim.
Khí huyết không vào được tịm thì con người chỉ có chết chứ không thể tồn tại được. Trong ngôi nhà cũng thế, khi khí trường không vào được tâm nhà thì gia chủ chỉ có làm ăn thất bại, tính khí mọi người thất thường, hay ốm đau….
1. Tầm quan trọng của tâm nhà:
– Tâm nhà chính là trung cung của căn nhà, trung cung có tượng quẻ (theo kinh dịch) là quẻ khôn, số hiệu là 5 ( sao ngũ hoàng), ngũ hành là hành thổ, tính âm, Do đó:
+ Tâm nhà không được để làm nơi đựng bể nước ăn, hay bể phốt. Vì trong sinh hoạt các bể nước này sẽ làm động mà ngũ hoàng trung cung cần được tĩnh, khi bị động thì ngũ hoàng sẽ phát huy hay nói cách khác là đánh thức một tên sát nhân dậy, khi đó tai họa sẽ ập đến ngôi nhà ngay lập tức.
+ Tâm nhà cần tĩnh ( tức là không bố trí bếp đun, bể nước ngầm, bể phốt tại đây, cũng như không bố trí chiếu nghỉ của cầu thang tại đây), nhưng rất cần thiết để khí trường vào được đến đây, nếu khí trường vào được đến tâm nhà thì từ tâm nhà khí sẽ được di chuyển đến các vị trí khác trong nhà: cầu thang, bếp phòng thờ, phòng ngủ…. do đó nhà mới mát mẻ, thông khí.
– Tâm nhà là nơi tốt nhất để đặt phòng khách, phòng sinh hoạt chung, để đón nhận khí tốt của cửa nhà vào.
– Tâm nhà mà đón được trường khí sẽ làm cho gia chủ hưng vượng, hòa khí hanh thông, không nghịch với tự nhiên.
2. Cách điều chỉnh khí trường vào đến tâm nhà:
– Từ tâm nhà đến cửa chính, ta hãy lấy 1 sợi dây và dóng tại hai điểm đó, nếu tạo thành một đường thẳng, không bị bức tường hay chiếc tủ ngăn cản thì tức là khí trường đã vào được đến tâm nhà.
– Nếu đo và các định tâm nhà không có khí trường vào được đến nơi thì phải cải tạo để làm sao cho khí trường vào được đến tâm nhà. Dù có phải sửa tường phòng thì cũng phải làm để khí trường vào được tâm nhà.
– Hãy để diện tích tại tâm nhà khoảng vài mét vuông để khí tụ đã rồi mới luân chuyển khí đến các hành lang và các phòng khác. nói như vậy là các hành lang đến các phòng, chân cầu thang nên xuất phát tại khu vực trung tâm để nhận khí.
Khí phải vào được tâm nhà như hình vẽ. từ đó mới phân phát khí theo hành lang và đến các phòng khác.
3. Những điều cần tránh khi bố trí tại tâm nhà:
– Tâm nhà không đặt nhà vệ sinh
– Không bố trí bếp tại tâm nhà, vì bếp tại tâm nhà sẽ đối hết các sinh khí và vượng khí, làm cho ngôi nhà thiếu vượng khí ( bếp cũng kiêng không được bố trí ngay cửa ra vào vì hỏa khí sẽ làm cho sinh khí không vào được nhà)
– Không được bố trí bể phốt hay bể nước ngầm tại khu vực tâm nhà, vì gây ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật cho các thành viên trong ngôi nhà.
– Tâm nhà không được bố trí phòng ngủ vì khi đó sẽ làm cho khí không vào được tâm nhà để phân bổ khí cho các khu vực khác
– Không nên có bức tường che chắn tại khoảng giữa từ cửa chính đến tâm nhà.
Leave a Reply