Dùng bình phong hóa giải khí xấu cho nhà ở

Ty Huu Doc Ngoc

Bình phong đang là vật dụng trang trí được nhiều gia đình ưa chuộng vì khả năng ngăn phòng tiện lợi và nhiều mẫu mã, dễ trang trí. Ngoài ra, nếu biết sử dụng hợp lý bình phong còn giúp hóa giải được những khí xấu và mang lại sự an lành cho không gian sống.

Bình phong vốn là một vật dụng được sử dụng nhiều từ thời xa xưa trong cung điện, tư thất của giới thượng lưu với mục đích để cản ánh sáng và gió trực tiếp vào phòng. Sau bức bình phong, chủ nhà có thể thoải mái với các hoạt động riêng tư của mình từ tắm gội, ngủ, thay quần áo, đọc sách… vì bức bình phong đã giúp tránh được các yếu tố gây nhiễu. Tuy nhiên, việc sử dụng loại vật phẩm trang trí này cũng cần phải chú ý nhiều nguyên tắc để p hát huy các tác dụng may mắn, giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt.

binh-phong

Dòng năng lượng xấu đang di chuyển nhanh trong nhà sẽ bị bình phong làm chậm lại

Về chất liệu, bình phong trong nội thất có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau từ gỗ, mây, tre hoặc có thể bằng đá hoặc đá kết hợp với gỗ, thậm chí còn làm bằng đồng, bạc, vàng… Tuy nhiên, với chất liệu nào đi nữa thì bình phong trong nhà cũng cần phải dễ dàng chi chuyển. Ngoài ra, trên bình phong chủ nhà có thể trang trí công phu với các biểu tượng may mắn, tuy nhiên cần tránh đặt gần các yếu tố Hỏa như chân nến, đèn bàn, ổ điện…

Bình phong thường có hai loại: Loại một tấm cố định hoặc loại được ghép lại bởi nhiều tấm rời. Loại bình phong ghép từ nhiều tấm rới thường có hình chữ nhật hoặc vuông, do 6,8 hoặc 10 tấm gỗ hình chữ nhật ghép lại với nhau bằng bản lề. Loại bình phong này có thể di chuyển toàn bộ hoặc tháo rời ra từng phần, và rất thích hợp với khí hậu và địa hình của các nước châu Á.

Về mặt , bình phong có tác dụng giảm bớt tính vượng của Hỏa khí. Theo thuyết Ngũ hành, phía trước các công trình nhà ở thuộc Hỏa (tức ở phía Nam); bên phải công trình thuộc Kim (ở phía Tây), tượng cho chủ nhà; bên trái nhà ở thuộc Mộc (phía Đông) biểu tượng thê tài (vợ, tiền tài); phía sau ngôi nhà thuộc Thủy (phía Bắc) tượng trưng cho tử tôn (con cháu); còn trung tâm thuộc Thổ. Quy định này cũng tương ứng với kiến trúc nhà xưa thường đắp bằng đất (Thổ); nhà sinh ra chủ (Kim), chủ sinh ra con cháu (Thủy) và điều khiển vợ, người làm (Mộc).

Phần lớn nhà của người Việt thường quay về phương Nam, với mong muốn danh vọng của chủ nhân được phát triển thuận lợi. Vì thế, cần đặt bình phong đúng chỗ để hạn chế Hỏa khí và giúp cân bằng tại các không gian riêng tư. Về kích thước, cần lựa chọn sao cho bình phong có thể che kín được cửa chính. Vì vậy, cần tính toán để bề ngang của bình phong đủ che kín hết cửa giữa khi đứng từ trung tâm công trình nhìn ra. Về chiều cao, thông thường được lấy theo mái hiên công trình, làm sao để khi đứng từ trung tâm nhìn ra sẽ thấy bình phong che trùm vừa đủ

Ngoài ra, bình phong còn có tác dụng hóa giải nếu đặt giữa các kiến trúc mở thông với nhau. Ví dụ, có thể đặt một bình phong chắn cửa nhà vệ sinh với cửa bếp, hoặc giữa ban công với cửa chính, giữa cửa sổ thông với cửa chính… Nếu bàn làm việc đặt quay lưng về phía cửa chính cũng nên có một bình phong che chắn. Với những phòng ngủ có nhà vệ sinh khép kín bên trong, ngoài cửa phòng cũng nên đặt một bình phong che đi.

Bình phong còn có khả năng khắc phục những điểm bất lợi đối với ngôi nhà, đó là nó giúp ngăn cản những ảnh hưởng xấu tác động từ cả hai phía, bên trong và bên ngoài căn nhà.

Theo Báo Xây dựng Online

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat