Không cần phải phong thủy tốt, sở hữu 1 thứ này cũng có thể phú quý cả đời
Thầy phong thủy không khỏi buồn bực, liền hỏi người này vì sao phải như vậy. Không ngờ cậu thanh niên giải thích rằng:
So với yếu tố phong thủy, điều này mới đóng vai trò quyết định đối với sự thành bại của chúng ta.
Ngày nay, những niềm tin về phong thủy ngày càng được củng cố trong tâm thức của nhiều người. Không ít người trong số đó đều mong muốn tìm được những mảnh đất tốt, những vật trấn linh nghiệm để đời sau càng thêm hưng vượng.
Nhưng kỳ thực phong thủy không phải là yếu tố quyết định sự thịnh – suy của một gia tộc. Cổ nhân quan niệm mọi việc đều có nhân có quả. So với phong thủy, ảnh hưởng của nhân phẩm đối với cuộc đời và hậu vận của chúng ta càng quan trọng hơn.
Câu chuyện thứ nhất: Đất tốt không phải do phong thủy
Trước kia, có một người mời thầy phong thủy đến nhà để tìm mảnh đất tốt trong thôn. Thầy phong thủy nhìn sơ qua một lượt rồi nói, đầu thôn phía nam có một khối “phong thủy bảo địa”.
Nghe vậy, người này dẫn thầy phong thủy đến nơi ấy. Nhưng vừa mới đi được nửa đường, anh ta nhìn thấy có đàn chim ngói đột ngột bay lên từ cây hạnh ở đầu thôn.
Người này liền nói với thầy phong thủy: “Chúng ta nên đi đường phía Tây rồi mới vòng sang phía Nam”.
Thầy phong thủy không khỏi buồn bực, liền hỏi người này vì sao phải như vậy. Không ngờ cậu thanh niên giải thích rằng:
“Nhà tôi có một vườn vải ở đầu thôn phía Nam. Vừa nãy tôi thấy ở đó có đàn chim bay lên, đoán là có đứa trẻ nghịch ngợm nào đó đang hái trộm quả. Chúng ta vòng qua phía tây để đi tới phía nam, như vậy đứa trẻ ấy có thể yên tâm ăn quả, cũng không bị giật mình ngã từ trên cây xuống”.
Thầy phong thủy thấy được người ấy có tâm hồn thiện lương, khảng khái nói: “Sau này phụ mẫu qua đời, anh mai táng song thân ở nơi nào thì nơi ấy sẽ trở thành đất tốt, không phải tốn công xem xét, lựa chọn làm gì”.
Hai người quyết định không đi xem đất nữa. Bởi họ tin rằng người có nhân phẩm tốt, đời sau nhất định sẽ hưng vượng, không nhất thiết phải cậy nhờ phong thủy.
Câu chuyện thứ hai: Phú quý nhờ đức
Vào thời Bắc Tống, có một vị lý học gia, bậc thầy phong thủy nổi tiếng tên là Thiệu Ung.
Có lần, vì tìm kiếm một mảnh đất tốt, ông đi sâu vào vùng đồi núi rồi bị lạc đường, băng rừng suốt mấy ngày đêm vẫn không thoát ra được.
Cuối cùng, Thiệu Ung vất vả lắm mới tìm thấy một thôn trang nhỏ, liền gõ cửa ngôi nhà ở ven đường. Những người khác trong nhà đều đã đi làm ruộng, chỉ có một người phụ nữ ra mở cửa.
Khi ấy, Thiệu Ung đã đói bụng, miệng khát khô. Tiếc rằng gia đình kia cũng chẳng mấy khá giả, chỉ có thể cho tạm thời đưa ông một gáo nước.
Thầy phong thủy họ Thiệu vội vã uống từng ngụm lớn. Thấy vậy, nữ chủ nhà bất ngờ bỏ nhúm tro bếp vào gáo nước.
Thiệu Ung ban đầu có phần ngạc nhiên, sau vì quá đói khát nên chẳng quan tâm mấy bận tâm, nhẹ nhàng thổi lớp tro phía trên rồi tiếp tục uống nước một cách từ từ.
Người kia sau khi biết Thiệu Ung lạc đường, rất mực thông cảm, giữ ông ở lại nhà nghỉ ngơi mấy ngày, chăm sóc cũng hết sức chu đáo.
Trước sự khoản đãi nhiệt tình của gia đình ấy, Thiệu Ung cảm thấy họ cũng là những người tốt.
Sau khi biết được tiên sinh họ Thiệu là bậc thầy phong thủy, nữ chủ nhà bày tỏ mong muốn được ông tìm cho một mảnh đất tốt để làm trang trại.
Bấy giờ, ông lại nhớ tới việc người phụ nữ ấy từng bỏ tro vào gáo nước của mình, liền không suy nghĩ nhiều, chỉ qua loa lấy lệ tìm cho họ một mảnh đất không tốt cũng chẳng xấu, coi như báo đáp ơn nghĩa người này cho ngủ lại.
Nhiều năm sau, Thiệu Ung lại một lần nữa đi qua thôn trang ấy, không khỏi ngạc nhiên khi thấy nơi này đã khác xưa, có rất nhiều phủ đệ khang trang, người đông như trẩy hội.
Chuyện trùng hợp là vị nữ chủ nhà từng cưu mang ông năm nào giờ đã trở thành một phú bà giàu có. Nhận ra thầy phong thủy hộ Thiệu, bà vô cùng cảm kích ông năm xưa đã chọn cho mình đất tốt, tiếp đón vô cùng nhiệt tình.
Trong lòng Thiệu Ung không khỏi cảm thấy khó hiểu, bởi mảnh đất năm xưa ông chọn vốn không phải phong thủy bảo địa gì, sao những người này lại có thể phát đạt như vậy.
Không nén nổi sự tò mò, thầy phong thủy họ Thiệu buột miệng hỏi: “Năm ấy vì sao bà lại bỏ tro bếp vào gáo nước tôi đang uống?”
Phú bà không khỏi bật cười nói rằng: “Khi đó tôi thấy ngài thở hồng hộc, uống nước cũng vội vàng. Nếu tôi không bỏ tro vào, ngài uống như vậy rất dễ sặc vào phổi, tôi cũng chẳng còn cách nào khác, đành phải làm như vậy để ngài uống từng ngụm, như vậy mới tốt”.
Từ đó có thể thấy, gia đình này phát đạt chẳng phải nhờ vào đất tốt hay xấu, mà vốn do công quả tích được từ nhân phẩm cao đẹp.
Vậy mới thấy, mọi việc trên đời có nhân ắt sẽ có quả. Chỉ khi chú ý tới nhân phẩm và cách xử sự của mình, ta mới có thể chân chính giác ngộ được luật nhân quả của nhà Phật.
Lúc đó, ta cũng sẽ hiểu được nội hàm của việc trồng người trăm năm, cũng mới có thể thấu hết được tinh túy của quan niệm lấy đức trồng người.
Vì thế, sức ảnh hưởng của nhân phẩm, đạo đức đối với cuộc đời và hậu vận mãi mãi lớn hơn phong thủy.
Leave a Reply