Muốn con thành tài, hãy xem lại vị trí đặt bàn học

Ty Huu Doc Ngoc

Bàn học không được để đối diện trực tiếp với cửa vì nó sẽ bị ảnh hưởng bởi các luồng khí không ổn định. Bé sẽ hay bị giật mình, xao nhãng hay có cảm giác muốn ra ngoài đi chơi thay vì ở nhà học bài.

Con bạn có thể học ở bất kỳ nơi đâu như trên bàn ăn, ngoài phòng khách … nhưng để việc học hành thi cử của bé được thuận lợi, đạt thành tích cao trong học tập, bé cần có một góc học tập hợp về phong thuỷ với bàn ghế và đèn học phù hợp.

Quan niệm phong thuỷ cho rằng, một phòng học có phong thuỷ tốt, năng lượng hài hoà sẽ khuyến khích trẻ có thói quen học tập tốt và thúc đẩy thành công lớn trong trường học. Nếu mong muốn việc học của con cái trong nhà được thuận lợi, thành tài khi bố trí bàn học, dưới đây là một số lời khuyên theo thuyết phong thuỷ cho các bậc phụ huynh:

Sau ghế ngôi cần có một bức tường vững chắc

Trẻ em cũng rất cần cảm giác an toàn khi đang ngồi học. Vì thế, hãy đặt bàn sao cho phía sau là một bức tường vững chắc, tượng trưng cho sự giúp đỡ từ quý nhân.

Không nên để bàn ở vị trí mà phía sau lưng bị trống trải, vì nó sẽ trở thành nơi thu hút những luồng tà khí không tốt, tượng trưng cho kẻ tiểu nhân hãm hại.

Cũng không nên đặt bàn học ở vị trí đối diện và sát vào tường, vì bức tường này sẽ giống như những trở ngại trong con đường học vấn. Hãy luôn để một không gian trống phía trước bàn và tường để có chỗ chào đón những cơ hội tốt.

4b1-datbanhoc_2

Không nên đặt bàn học của con ở vị trí đối diện và sát vào tường.

Không đặt bàn học của con đối diện cửa sổ

Bàn học đối diện với cửa sổ cũng không tốt, vì đây là cách cục “vọng không” (nhìn ra khoảng trống cao).

Mặt khác, xét ở góc độ tâm lý và môi trường, khi bàn học đối diện với cửa sổ thì trẻ dễ bị những hoạt động ở bên ngoài thu hút, ảnh hưởng đến sự tập trung chú ý và hiệu suất học tập, nhưng sẽ không đáng ngại nếu cửa sổ có rèm che hoặc bên ngoài có phong cảnh đẹp, giúp trẻ thưởng thức cảnh quan để dưỡng mắt.

Không đặt bàn học đối diện trực tiếp với cửa ra vào

Bàn học không được để đối diện trực tiếp với cửa vì nó sẽ bị ảnh hưởng bởi các luồng khí không ổn định. Bé sẽ hay bị giật mình, xao nhãng hay có cảm giác muốn ra ngoài đi chơi thay vì ở nhà học bài.

823-datbanhoc_3

Bàn học không được để đối diện trực tiếp với cửa ra vào khiến bé hay bị xao nhãng học hành.

Bàn học đặt phía dưới đèn chùm, xà ngang không hề tốt cho trẻ

Khi bố trí bàn học cho con cha mẹ cũng cần lưu ý không đặt bàn học ở vị trí dưới chùm đèn hay xà ngang. Điều này không chỉ gây ra tình trạng thừa sáng khiến trẻ bị chói mắt mà còn tạo ra nhiệt lượng và những áp lực không mong muốn.

Nếu bàn học đặt dưới xà ngang sẽ khiến trẻ luôn trong tình trạng căng thẳng, áp lực và điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của con.

Bàn học không được đặt giữa phòng

Không nên đặt bàn học giữa phòng, bởi vị trí trung tâm không có một điểm tựa nào dẫn đến cô lập, không được nâng đỡ về tinh thần, thiếu tỉnh táo, bất an, dễ mắc sai lầm, học tập kém.

Bàn học cũng cần tránh gần nhà vệ sinh, tránh kê trên hoặc dưới nhà bếp, nhà vệ sinh, vì như vậy sẽ làm vấy bẩn Văn Xương không tốt cho việc học.

59c-datbanhoc_4

Đặt học giữa phòng khiến bé rơi vào trạng thái cô lập.

Không đặt bàn học trực diện với điều hoà

Trẻ em thường có sức đề kháng rất yếu nên nếu ngồi học ở vị trí trực diện điều hoà thì hơi lạnh toát ra quá mạnh có thể khiến trẻ bị đau đầu và gây mất tập trung. Không những thế nó còn có thể khiến trẻ bị cảm lạnh ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con.

Không lắp kệ sách có góc cạnh nhọn gần góc học tập

Việc lắp kệ sách có góc nhọn hay bất cứ vật gì có hình dạng sắc nhọn chĩa vào hướng bàn học, ghế ngồi của trẻ điều không tốt. Tranh ảnh có hình mũi tên hay vật thể gì dài nhọn, cũng đừng để hướng vào góc học tập vì nó dễ tạo thành mũi tên độc hướng thẳng đến con bạn.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat