Những lưu ý đối với ban công nhà ở

Ty Huu Doc Ngoc

Vì hạn chế của điều kiện cư trú, ban công luôn đóng vai trò thứ yếu trong cả ngôi nhà.

Trong nhiều gia đình, ban công vừa là nơi phơi phóng lại vừa là nơi chất chứa các đồ dùng linh tinh, phế thải.

Thực ra, chức năng vốn có của ban công là khoảng không gian quan trọng giao lưu giữa trong nhà và bên ngoài, là đường thông quan trọng nạp khí của ngôi nhà, nó đại diện cho bộ mặt của ngôi nhà, nên không thể coi thường.

Cùng với sự nâng cao mức độ cư trú hiện đại, nhiều ngôi nhà cao tầng đã phân chia rạch ròi giữa ban công hóng mát xem phong cảnh với ban công phơi phóng, làm việc, sự xuất hiện của bức tường kính đã biến ban công thành khoảng không gian kéo dài (cơi nới) trong nhà.

Dù vậy, bởi thói quen cẩu thả, nên nhiều người vẫn thích biến ban công thành nơi để những thứ linh tinh, đặt máy giặt…, biến ban công trở thành nơi lộn xộn, bừa bãi. Như xậy đã phá hỏng phong thủy của ban công, ảnh hưởng tới mỹ quan và sự thoải mái của gia đình.

Ban công không những không được biến thành nơi “chứa đồ”, mà còn cần phải luôn giữa thoáng đãng, sạch sẽ. Muốn giữ ban công sạch sẽ, thoáng đãng mỹ quan, thì ngoài việc chú ý thu dọn hàng ngày, còn phải chú ý một số việc như sau:

file.409860

1. Chọn vật liệu cải tạo, nên giảm thiểu dùng vật liệu nhân tạo, phản quang, như gạch men, gạch hình thanh dài…, bởi những vật liệu này hoa văn đơn điệu, khô khan, lại có cảm giác lạnh lẽo, khó chịu và còn phá hỏng dương khí của ban công. Có thể tìm cách thay thế bằng vật liệu thuần thiên nhiên, để ban công và cảnh quan bên ngoài hòa đồng với nhau, ví dụ đá phiến chưa gia công mài bóng, hoặc khảm chìm đá, cuội… Như vậy ban công vừa thoáng sạch vừa mang hơi thở ấm áp tự nhiên.

2. Nếu ban công sinh hoạt ở sát gian bếp có thể lợi dụng một góc của ban công làm tủ đựng dụng cụ, đựng rau dưa và những dụng cụ không thường xuyên dùng tới. Xét từ góc độ phong thủy học, tủ chứa đựng là nơi tụ tập âm khí. Có nó, vô hình chung có thể làm ban công càng sạch sẽ, gọn ghẽ hơn, làm cho căn nhà tăng thêm sinh khí.

3. Nếu như là ban công dùng vào việc thư giãn và làm nơi ăn uống, có thể bày biện bàn ghế, nên dùng loại bàn ghế xếp để sau khi dùng có thể thu hẹp lại, khiến ban công vẫn thoáng đãng. Ngoài ra, để tránh khí hậu mùa hè nóng bức, khi nghỉ ngơi, ăn uống nơi ban công bị hơi nóng bức xạ, có thể che rèm vải chắc nặng hoặc mành trúc che lại, vừa có tác dụng trang trí đẹp mắt, lại vừa che được gió mưa.

4. Ban công còn có tác dụng làm nơi “xanh hóa” bằng cách trồng các chậu cây cảnh đủ loại, tạo thành không gian “vườn tược” mát mắt. Cây xanh có tác dụng làm sạch môi trường, hấp thu khí độc hại, giảm bớt tiếng ồn từ ngoài vào, điều tiết độ ẩm và cả chức năng sản sinh oxy. Lợi dụng cây cảnh làm đẹp ban công, không những làm tăng tính thẩm mỹ tao nhã của ngôi nhà, mà còn làm ngôi nhà thêm gần gũi, hòa trộn với cảnh sắc thiên nhiên. Như vậy, con người sống trong ngôi nhà cũng cảm thấy tinh thần sảng khoái, trong nhà cũng tăng “sinh khí”.

5. Tường cạnh của ban công cũng là nơi trọng điểm trang hoàng làm đẹp, làm sạch, như ốp gạch men màu trang nhã, treo tranh phong thủy hợp phong thủy…

Nói tóm lại, ban công có vị trí quan trọng là bộ mặt của ngôi nhà, là nơi hóng mát, thư giãn và nhiều công dụng khác, nên phải giữ cho ban công luôn gọn gàng, sạch sẽ.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat