Nuôi rùa trong nhà có thật sự tốt như phong thủy đã nói ?
Tứ linh còn được gọi là tứ tượng, tứ thần, tức là Thanh long, Bạch hổ, Chu tước và Huyền vũ, là những con vật tượng trưng cho cát tường được người xưa tôn sùng.
Những năm gần đây ở một số quốc gia thịnh hành trào lưu nuôi rùa. Vì sao lại phải nuôi rùa? Bản thân rùa thuộc Hỏa, người nuôi rùa kì thực giống như nuôi Hỏa, cũng chính là bổ sung Hỏa.
Người cần Hỏa có thể nuôi rùa, người không cần Hỏa không nên nuôi rùa.
Nuôi rùa có hai cách, một là nuôi trong một môi trường riêng biệt, như nuôi rùa trong bình cá hoặc trong chậu nước. Hai là để rùa đi lại tự do trong nhà. Rùa đi lại tự do, trong phong thủy gọi là “Hóa sát quy”. Vì sao rùa lại có thể hóa sát?
Phần lưng rùa có vân, ở giữa vân rùa có 3 ô vuông, đại diện cho Tam tài thiên địa nhân, bên cạnh có 24 ô vuông, đại diện cho 24 sơn, cũng có 10 ô vuông đại diện cho 10 Thiên can. Phần đáy của mai rùa còn có 12 ô vuông, đại diện cho 12 Địa chi. Thật kì diệu. Khi mà bố cục một chiếc mai rùa lại hàm chứa mật mã đại diện cho cả vũ trụ huyền cơ. Vì thế rùa được xem là một trong bốn tứ linh. Người xưa gọi rùa là Huyền vũ, cùng với Thanh long, Bạch hổ và Chu tước hợp thành văn hóa tứ linh.
Tứ Linh
Tứ linh còn được gọi là tứ tượng, tứ thần, tức là Thanh long, Bạch hổ, Chu tước và Huyền vũ, là những con vật tượng trưng cho cát tường được người xưa tôn sùng.
Người Trung Quốc đặc biệt yêu thích rùa, lý do là rùa cực kỳ trường thọ, có thể được chứng kiến nhân gian trăm năm hưng suy và từ xa xưa nó đã được xem là tượng trưng của sự trường thọ, cát tường. Khi gia vận của một người cực kém hoặc khi bản thân khuyết Hỏa. thầy phong thủy sẽ kiến nghị nuôi rùa trong nhà, để rùa sống tự do, một mặt nhờ vào mai rùa để chắn sát và xua đuổi vận hạn, mặt khác có thể tăng thêm vận Hỏa, đuổi âm tính tà thần. Vì vậy nuôi rùa cũng có tác dụng phòng tránh bị người khác hãm hại.
Thời xưa khi có người chết, lúc mai táng ngườ ta thả một con rùa xuống huyệt trước, sau đó mới đặt quan tài xuống, tượng trưng cho việc sau khi người chết đến địa ngục, có thể có được linh quy làm phương tiện đi lại, có thể cưỡi trên lưng rùa du ngoạn địa ngục.
Vì thế rùa là con vật thần. Rùa nuôi trong bể cá, như rùa Brazil nuôi ở không gian riêng biệt, tốt nhất nên đặt ở phương hướng cần Hỏa, hoặc là những nơi cần dương tính như gần cửa chính. Có thể căn cứ vào các thành viên trong gia đình để xác định phương hướng của Hỏa, nếu nam chủ nhà cần Hỏa thì đặt bể ở hướng Tây Bắc, nữ chủ nhà cần Hỏa thì đặt bể ở hướng Tây Nam.
Mai rùa ẩn chứa nội hàm văn hóa và ý nghĩa phong thủy phong phú
Vì rùa trường thọ nên từ xưa tới nay con người đã ca tụng rùa hoặc lấy rùa là đối tượng để sùng bái. Trong truyền thuyết, thần thoại, ngụ ngôn của Trung Quốc cổ đại, tứ linh kỳ lân, phượng hoàng, rồng và rùa là những con vật biểu tượng cho may mắn, đều là tượng trưng cho cát tường, tuổi thọ. Nhưng tam linh kỳ lân, phượng hoàng và rồng đều là hình ảnh hư cấu, không hề tồn tại trong đời sống thực, chỉ có rùa là có tổn tại trong cuộc sống. Hơn nữa, 3 con vật trước chỉ có bậc Hoàng đế quyền quý mới được dùng, người dân thường chỉ có thể nhìn từ xa mà tôn kính, không gần gũi với người dân như rùa.
Rùa nuôi tự do trong nhà, về cơ bản không cần thiết phải cho ăn, vì chúng sẽ ăn những vi sinh vật trong không khí. Rùa có thể trường thọ, có sức sống vô cùng dẻo dai, không cần thiết phải chăm sóc đặc biệt nó cũng có thể sinh trưởng khoẻ mạnh. Nếu các thành viên trong gia đình không quá kỵ Hỏa, có thể nuôi một con rùa trong nhà để nó ăn những vi sinh vật, đó cũng là một trong những cách cải thiện phong thủy nhà ở.
Còn có một vấn đề rất thú vị: Nuôi rùa trong nhà là một việc làm có thể tăng thêm yếu tố dương. Nhưng con rùa này phải đặt ở góc Tây Bắc.
Phần đầu rùa cũng giống như bộ phận sinh dục của nam giới. Nuôi một con rùa kim tiền lớn ở góc Tây Bắc trong nhà thì cụ già 60, 70 tuổi vẫn còn tráng kiện. Đây là bí mật được người thời xưa truyền lại.
Leave a Reply