Vai trò của nước trong phong thủy

Ty Huu Doc Ngoc

Trong kiến trúc hiện đại, vẫn được vận dụng và là một loại vật liệu sáng giá; và được ứng dụng, kết hợp thêm nhiều công nghệ mới, thiết bị hiện đại, làm cho càng phát huy được thế mạnh vốn có.

Khi nói tới sân vườn, ta thường nghĩ đến, nhắc đến các loại cây xanh, các loại hoa, cây cảnh; và các loại vật liệu dùng cho sân vườn, ngoại thất như các loại vật liệu thô mộc, vật liệu tự nhiên… Nhưng có một loại “vật liệu” rất đặc biệt và có vai trò rất lớn trong kiến trúc cảnh quan, trong trang trí ngoại thất, ở sân vườn. Đó là nước.

phong-thuy-2013

Ở những thiết kế kiến trúc truyền thống dân gian xa xưa; nước đã có mặt trong công trình với nhiều vai trò và ý nghĩa trong mối quan hệ của môi trường thiên nhiên – xã hội với con người. Từ những thành phần đơn giản, tự nhiên như ao, hồ, sông, suối… được con người vận dụng, đưa vào những bình đồ tổng thể, tạo nên những giá trị quy hoạch, cảnh quan môi trường; cho tới các dạng công trình nước có thiết kế và ý đồ như hào thành, hồ, bể, giếng…; các loại mặt nước nhân tạo kết hợp cùng công trình kiến trúc. Tuy nhiên, trong những công trình truyền thống này, thì vật liệu nước hầu như chỉ là dạng nước tĩnh, nếu có chuyển động thì đó là dòng chảy tự nhiên và việc cấp – tiêu thoát hầu như cũng phụ thuộc vào tự nhiên. Mặt nước cùng cây xanh là những yếu tố âm để cân bằng âm – dương với công trình xây dựng. Những mặt nước, nơi chứa nước còn có ý nghĩa quan trọng khác – đó là phương tiện cứu hoả. Điều đó là rất cần thiết khi mà các công trình kiến trúc xưa đa phần được tạo dựng từ vật liệu gỗ.

Trong kiến trúc hiện đại, nước vẫn được vận dụng và là một loại vật liệu sáng giá; và được ứng dụng, kết hợp thêm nhiều công nghệ mới, thiết bị hiện đại, làm cho nước càng phát huy được thế mạnh vốn có. Nước có thể là một vật liệu thẩm mỹ, có thể đảm nhiệm vai trò công năng sử dụng, hoặc cả hai. Vật liệu nước có mặt trong công trình kiến trúc ở rất nhiều vị trí, với nhiều trạng thái, nhiều dạng thức kết hợp với các bộ phận, chi tiết kiến trúc. Nước (sạch) có tính chất trong suốt và không định hình nên có thể tạo cho nước nhiều màu sắc, hình dáng, bằng bộ phận kiến trúc – cấu kiện chứa đựng nó. Nước có thể tồn tại trong công trình kiến trúc ở dạng tĩnh (bể cảnh, mặt hồ…) kiểu truyền thống hoặc dạng động (dòng chảy, thác chảy, vòi phun, đài phun…) tạo nên hiệu quả thẩm mỹ và cảm xúc đa dạng; cũng như tạo nên những môi trường vi khí hậu công trình linh hoạt có giá trị tích cực.

Nước có thể là một loại vật liệu đặc biệt, hỗ trợ, phụ hoạ cho công trình tốt hơn, đẹp hơn, sạch hơn, mát hơn… Nhưng cũng có những công trình mà vật liệu nước chính là cảm hứng sáng tạo của kiến trúc sư, và nước đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên giá trị không gian và thẩm mỹ của kiến trúc. Ở đó, nếu thiếu nước, nói hơi ngoa một chút, thì công trình không còn giá trị nhất là đối với những ngôi nhà phố hiện đại hay biệt thự hiện đại ngày nay.

Tuy vậy, trong bối cảnh thực tế nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm thì việc sử dụng nước sạch như một loại vật liệu để trang trí cần phải nghiên cứu tính hiệu quả trong vận hành và khả năng tuần hoàn, tái sử dụng; cũng như tận dụng các nguồn nước tự nhiên (nước mưa) để tránh lãng phí.

Theo: SGTT

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat